2024-01-12 09:22:00
1.Như thế nào là giằng tường ?
Giằng tường được hiểu đơn giản là một lớp bê tông cốt thép có chức năng liên kết các đỉnh tường của tầng nhà trước khi bắt đầu việc đổ bê tông tấm sàn. Giằng tường còn có thể kết nối các tường ngang và tường dọc hình thành một khối thống nhất, giảm thiểu khả năng làm góc tường bị rạn nứt. Trong quá trình chọn vật liệu xây tường nhà thì cần lưu ý đó là giằng tường sẽ chiếm trọng lượng của vật liệu xây dựng xấp xỉ từ 45 – 65% đối với công trình nhà ở.
2. Tác dụng của giằng tường
Giằng tường có một số tác dụng sau :
· Giúp kết nối các đỉnh tường với trần nhà trước khi thi công móng và xây tầng. Tăng độ vững chãi cho phần tường nhà và sàn nhà phía trên
· Giằng tường giới hạn tác động từ lực ngoại và lực trong, ngăn chặn cong vênh, nứt rạn và biến dạng của nhà
· Ngăn chặn sự xô lệch vị trí các nút chân cột, đảm bảo toàn bộ tòa nhà vững chắc, bền bỉ và an toàn trong suốt nhiều năm sử dụng
· Tăng khả năng chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà, đặc biệt là khi nhà có nhiều tầng
· Chịu các lực ứng kéo, mô-men và lực cắt khi nhà bị lún, lệch hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
3. Cách bố trí giằng tường hiệu quả
Khi thiết kế và thực hiện giằng tường, cần chú ý đến cách bố trí phù hợp để đạt được hiệu quả tối đa. Đây là một số yếu tố quan trọng được xem là những tiêu chuẩn về bổ trụ giằng tường cần xem xét, đó là:
· Áp dụng bố trí giằng tường dựa trên công năng cụ thể trong cấu trúc công trình và tuân thủ bản vẽ thiết kế đã tính toán trước.
· Đặt giằng tường ở những vị trí cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, chẳng hạn như ban công, tấm ô văng.
· Sử dụng ở những nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, hoặc có tải trọng động nguy hiểm, để tăng khả năng chịu lực và gia cố đáng tin cậy.
Ngoài ra, trong quá trình thi công giằng tường chúng ta cũng cần phải lưu ý thi công đúng kỷ thuật, vật liệu đạt chất lượng để đảm bảo giằng tường có khả năng chịu lực tốt và phát huy hết công năng của mình. Đối với những tường cao từ 300-400cm thì sẽ được bố trí một giằng tường. Tuy nhiên, để đảm bảo cho khả năng chịu lực và sự chắc chắn vẫn có thể bố trí thêm 1 giằng tường ở giữa. Chiều dài của giằng tường sẽ bằng với chiều dài của tường và có độ dày phổ biến từ 7-14cm.
4. Tiêu chí thi công đai tường
Để đảm bảo chất lượng trong việc thi công giằng tường, bạn cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Cường độ chống chịu lực
Khi thi công cần đảm bảo rằng giằng tường có chiều dài giống với tường xây dựng và có khả năng chịu tải cao. Phải đảm bảo giằng tường có khả năng chống đỡ toàn bộ tường bao và tường ngăn, cũng như chống đỡ được toàn bộ tải trọng của sàn nhà. Hơn nữa, giằng tường cần đảm bảo cường độ chịu lực khi đối mặt với tác động của thời tiết như mưa, bão và gió giật.
Độ bền và độ cứng tường nhà
Một số tiêu chí mà bạn cần phải lưu ý để đảm bảo độ bền và cứng của tường nhà đó là: Sự tương quan của Mác và vật liệu chịu tải, nền đất và phần giằng tường móng, chiều cao, chiều dài và độ dày của tường nhà, kỹ thuật xây dựng, mạch vữa và chất lượng đi kèm.
5. Điều gì xảy ra nếu tường không được bố trí giằng?
Khi không có giằng tường, tải trọng đỉnh sàn ở tầng trên sẽ phân bố không đều, lâu dần khiến các kết cấu nhà chịu quá tải trọng bị biến dạng, nứt vỡ. Để tránh những sự cố đáng tiếc sau này, bạn nên chú ý khi kiến trúc sư thiết kế nhà và thợ bắt tay làm giằng tường phải đảm bảo chất lượng.
6. Khi nào thì cần bố trí giằng tường?
Một số trường hợp mà gia chủ cần cân nhắc đến việc giằng tường khi:
· Khi xây dựng tường chịu lực và gia tăng sự cứng cáp: Giằng tường được sử dụng để cung cấp sự ổn định cho tường chịu tải
· Khi xây dựng tường ngăn trong nhà: Giằng tường để tăng độ cứng cáp và chịu lực
· Khi có tải trọng động: Bao gồm tác động của gió, động đất, hoặc nguy cơ sụt lún, giằng tường để gia cố cho toàn bộ công trình
· Khi muốn giằng tường chống thấm: Giúp hạn chế việc bị thấm, ứ đọng nước gây ố vàng bức tường trong nhà
Thông qua bài viết này hi vọng mọi người có thể hiểu hơn về giằng tường. Mong rằng bạn đọc có thể bỏ túi thêm cho bản thân một kiến thức thực tế vô cùng hữu ích !
Bình luận