2024-03-22 08:48:17
1. Móng nhà là gì?
Móng nhà hay nền móng là một trong những kết cấu quan trọng của một công trình xây dựng bất kể đó là móng nhà cao tầng hay nhà thấp tầng. Bởi thiết kế kết cấu làm móng nhà là giải pháp mang chức năng trực tiếp tải trọng của công trình trên các loại nền đất, đảm bảo cho công trình có được độ chắc chắn an toàn, lâu dài.
Vì vậy, ngoài trừ dựng nhà tạm sẽ thường chọn cách làm nhà không móng. Còn đối với các công trình cần tính kiên cố, lâu dài thì ít người chọn cách làm nhà không móng mà đa phần sẽ phải tính toán đến các phương án làm móng nhà phù hợp với công trình.
2. Các loại móng nhà trong xây dựng
2.1. Móng đơn
Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc. Loại móng này thường đỡ một mình hoặc là một cụm cột đứng gần nhau để đỡ lấy trọng tải của công trình. Các công trình nhà cấp 4 có quy mô nhỏ thường sẽ lựa chọn loại móng đơn này.
+ Đặc điểm: Dùng để nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, tăng khả năng chịu lực.
+ Ưu điểm: Chi phí thi công rẻ, thời gian thi công ngắn.
+ Ứng dụng: Thường thi công cho chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu.
2.2. Móng băng
Móng băng thường có hình dạng dải dài, có thể là độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Móng băng giúp đỡ tường hoặc cột cho căn nhà. Khi thi công móng băng nên đào xung quanh hoặc đào móng song song với khuôn viên. Móng băng khá nông, chiều sâu thích hợp để chôn móng từ 2m đến 2.5m.
+ Đặc điểm: Là một dải dài, liên kết với nhau, chạy theo chân thường hoặc có sự giao cắt.
+ Ưu điểm: Giảm áp lực đáy móng.
+ Ứng dụng: Kiểu móng thường dùng cho các công trình dân dụng với giá thành vừa phải, độ lún đồng đều.
2.3. Móng bè
Móng bè được biết đến là móng toàn diện hay là móng nông. Ở các nơi địa chất yếu, sức kháng nén yếu có đất nước hay không có nước thì nên lựa chọn loại móng bè. Loại móng này sẽ mang đến an toàn và phân bổ trọng lực cho toàn bộ căn nhà tránh gây khả năng bị sụt lún.
+ Đặc điểm: Là loại móng nông, có sức kháng yếu. Kiểu móng này sẽ có tác dụng phân bổ đồng đều tải trọng lên mặt nền đất, giảm sức nặng.
+ Ưu điểm: Tránh hiện tượng sụt lún không đồng đều.
+ Ứng dụng: Nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước sẽ dùng loại móng này.
2.4. Móng cọc
Móng cọc có kết cấu gồm đài móng và cọc có khả năng truyền tải được các trọng lực từ phía trên công trình xuống lớp đất dưới của nền móng. Trước khi làm móng cọc cần kiểm tra trước địa chất và gia cố trước khi bắt đầu làm móng.
+ Đặc điểm: Loại móng này yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công lâu.
+ Ưu điểm: Là loại móng chắc chắn nhất.
+ Ứng dụng: Các công trình xây dựng trên nền đất yếu.
Cần tiến hành khảo sát địa chất, xem xét đất nền thuộc loại nào, mức độ sụt lún, khả năng chịu lực,… để chọn được loại móng nhà phù hợp.
3. Quy trình làm móng nhà chuẩn
Tùy thuộc vào loại công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà cao tầng… để lựa chọn phương pháp thi công làm móng nhà thích hợp đảm bảo độ bền chắc, tiết kiệm chi phí.
Lựa chọn các bản vẽ thiết kế móng đơn, móng cọc, móng móng băng cho phù hợp từng loại nhà như kết cấu móng nhà 4 tầng khác với nhà 2, 3 tầng, móng nhà chung cư, cao ốc hay nhà dân sẽ có yêu cầu bản vẽ, thi công cũng khác nhau.
Dưới đây là quy trình làm móng nhà đơn giản, cơ bản mang lại công trình bền chắc đối với một số loại nền móng nhà thông dụng:
3.1 Quy trình thi công móng đơn
Để đảm bảo về mặt mỹ thuật cũng như chất lượng móng đơn thì phải trải qua 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị
Sau khi khảo sát, trắc địa khu đất và chọn được loại móng phù hợp thì cần phải chuẩn bị tốt mặt bằng. Dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, gọn gàng và chuyển trang thiết bị đến để chuẩn bị đóng cọc và đào hố móng.
Bước 2: Đóng cọc và đào hố móng
Tùy theo bản thiết kế mà xác định vị trí, độ rộng của hố móng, vị trí các cọc, kích thước và khoảng cách giữa các cọc. Với công trình thi công trên nền đất yếu thì nên gia cố nền đất bằng cọc tre hoặc cọc tràm. Dùng máy cuốc để đóng cọc sâu vào nền đất tạo sự chắc chắn.
Bước 3: Đổ bê tông lót
Sau khi làm phẳng mặt hố móng thì cần đổ một lớp bê tông lót giúp cho mặt hố được bằng phẳng, chắc chắn và hạn chế mất nước cho lớp bê tông trên. Lớp bê tông lót dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất.
Bước 4: Chuẩn bị cốt thép
Lựa chọn loại thép chính hãng, có thương hiệu, đảm bảo chất lượng để móng cũng như công trình được bền chắc. Sử dụng phương pháp cơ học để cắt và uốn thép, sau đó bọc các đầu bằng túi nilon.
Bước 5: Đổ bê tông cho móng
Trộn các loại đá, cát, xi măng và nước thành một hỗn hợp theo tỷ lệ đạt chuẩn và thực hiện theo nguyên tắc đổ xa trước gần sau nhằm tạo liên kết vững chãi.
Lưu ý: Cần đảm bảo bề mặt móng khi đổ hỗn hợp phải được khô ráo.
Bước 6: Tháo cốp pha móng
Sau khi đổ bê tông móng từ 1 đến 2 ngày cần kiểm tra độ liên kết bê tông xem đã đạt chuẩn chưa, nếu đạt tiêu chuẩn thì tháo cốp pha móng.
Bước 7: Bảo dưỡng bê tông móng
Bê tông móng sau khi đổ thường chịu nhiều tác động của yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố khí hậu do đó cần bảo dưỡng bê tông móng đúng quy cách để đảm bảo chất lượng bê tông thành phẩm.
3.2 Quy trình thi công móng băng
Quy trình làm móng băng nhà 2, 3, 4, 5 tầng, nhà phố không quá khó. Thiết kế làm móng băng sẽ là đào đất xung quanh khuôn viên hoặc song song với nhau trong phần xây dựng, kết nối các điểm cọc lại với nhau để tăng tính chịu lực.
Cụ thể quy trình, phương pháp làm móng băng nhà dân dụng hay công trình cao tầng như sau:
Bước 1: Đào đất hố móng theo thiết kế và làm phẳng mặt hố
Bước 2: Kiểm tra cao độ, đổ bê tông lót móng lên phần đất đã đào và cắt đầu cọc nếu có đóng cọc
Bước 3: Ghép cốp pha móng
Bước 4: Đổ bê tông móng
Bước 5: Tháo cốp pha, nghiệm thu phần làm móng
3.3 Quy trình thi công móng bè
Thiết kế móng bè nhà dân thích hợp với đất xây dựng có địa hình yếu, trúng, đọng nước, dễ bị lún để tăng sức nét và giảm trọng lượng nhà lên nền đất yếu. Quy trình thi công làm móng bè nhà 2, 3, 4 tầng, nhà cao tầng…sau khi chuẩn bị bản vẽ, nhân công, nguyên vật liệu, san lấp mặt bằng đầy đủ như sau
Bước 1: Chuẩn bị nhân công, vật liệu, bản vẽ...
Bước 2: Đào hố móng theo bản vẽ thiết kế móng bè của công trình
Bước 3: Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào móng
Bước 4: Đổ bê tông móng, xây tường móng
Bước 5: Làm đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng
Bước 6: Bảo dưỡng và nghiệm thu
Lưu ý làm móng nhà gặp trời mưa thì việc bảo dưỡng phụ thuộc vào lượng mưa nếu mưa nhỏ không kéo dài không cần phải bơm thêm nước, nếu mưa to, kéo dài thì cần che chắn, nếu ngập móng sẽ cần hút bơm tránh để ứ nước khi mới đổ móng.
3.4 Quy trình thi công móng cọc
Móng cọc là giải pháp tối ưu cho công trình lớn, đất nền yếu. Kinh nghiệm thiết kế móng cọc nhà dân và cách làm móng cọc nhà 2 tầng, 3 tầng… với loại móng cọc ép cột bê tông thay cho cọc gỗ tre nứa bởi độ bền cao, chịu được móng d ưới nước:
Bước 1: Chuẩn bị trước đào móng bao gồm bản vẽ, nhân công, nguyên liệu làm móng...
Bước 2: Đóng cọc (nếu thiết kế có yêu cầu quy trình đóng cọc (tre, cừ tram, bê tông đúc sẵn) cho móng đơn khi làm ở nền đất yếu .
Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước...
Bước 4: Làm phẳng mặt bằng móng (san đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng) và đầm phẳng
Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng (đổ lăm le) nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.
Bước 6 Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng
Bước 7: Đổ bê tông móng
Bước 8: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng
Có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1 – 2 ngày định hình và tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách phun tưới nước lên bê tông và pủ các vật liệu ẩm để giúp bê tông không bị nứt.
Như vậy quy trình thi công làm móng nhà mỗi loại sẽ khác nhau và tùy thuộc vào thiết kế móng để thi công. Tuy nhiên, dù thi công móng nào thì cũng cần thận trọng và được chuẩn bị đầy đủ từ nhân công , vật liệu phù hợp và bản vẽ chuẩn kỹ thuật, bảo dưỡng sau thi công tốt mới có thể giúp công trình hoàn thiện, an toàn nhất nhé.
Bình luận